logo
Hotline tư vấn

0919 246 203 -

0

 Ngày nay kinh tế ngày càng phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiếnnhững thách thức môi trường đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Tuy nhiên khoa học công nghệ phát triển đã đưa ra được những thiết bị xử lý ô nhiễm nước thải hiệu quả bằng các phương pháp xử lý cơ học như bể lắng đứng đã được áp dụng rất hiệu quả.

    1: Mục đích của phương pháp xử lý cơ học

    + Tách các chất không hòa tan, những vật chất có kích thước lớn đưa chúng ra khỏi nước thải.
    + Loại bỏ cặn bẩn ra khỏi nước thải.
    + Điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải ở mức ổn định dễ xử lý.
    + Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo.

be-lang-ngang
Bể lắng xử lý nước thải

 

    2: Phương pháp lắng để xử lý nước.

    Lắng là 1 trong các phương pháp cơ học trong xử lý nước thải, dùng để loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng  và các chất nổi ở dạng lơ lửng có khả năng tạo kết dính và kết hợp với quá trình đông keo tụ trong
nước làm cho quá trình lắng sẽ đạt hiệu quả cao. Các loại bể lắng khác nhau được sử dụng với công dụng khác nhau.
    + Sử dụng bể lắng sơ cấp để loại bỏ các chất hữu cơ không tan trong nước thải trước khi đưa nước thải vào hệ thống xử lý sinh học.
    + Sử dụng bể lắng thứ cấp dùng để lắng các cặn vi sinh và bùn làm trong nước trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận nước thải.

be-xu-ly-nuoc-thai

 

    3: Xử dụng bể đứng lắng để loại bỏ chất bẩn:

    Bể lắng đứng thường được thiết kế hình trụ tròn, có đáy hình nón, hình chóp với độ dốc 40 - 60° , được trang bị thêm thiết bị gạt váng trên bề mặt và cặn dưới đáy bể. Bể lắng đứng có thể được làm từ thép (có phủ sơn chống ăn mòn axit), hoặc làm từ bê tông.
Cơ chế hoạt động của bể lắng:
    Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh học. Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và bểlắng đứng.
    Trong  bể lắng đứng, nước thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc từ 0,5 – 0,6 m/s và thời gian lưu nước trong bể dao động khoảng 45 – 120 phút. Quá trình lắng nếu được kết hợp với chất keo tụ thì quá trình lắng đọng diễn ra nhanh và đạt hiệu suất cao.
Sử dụng bể lắng đôi khi gặp khó khăn công suất của nó chưa cao quá trình lắng diễn ra lâu hơn.

 
Chia sẻ: